Phật pháp ứng dụng Cú đập chót

Tangen theo học với Sengai từ khi còn bé. Khi được hai mươi tuổi, ngài muốn từ giả sư phụ để tìm học thêm ở các thiền sư khác mà đối chiếu, nhưng Sengai không cho phép. Cứ mỗi lần Tangen gợi ý liền bị Tangen đập cho một gậy lên đầu.

Sau rốt Tangen nhờ một sư huynh xin thầy hộ. Vị sư huynh liền giúp và cho Tangen biết: "Xong rồi. Huynh đã sắp xếp để đệ có thể đi tầm đạo ngay."

Tangen đến gặp Sengai để cảm tạ. Thiền sư trả lời bằng cách đập cho đệ tử một gậy khác.

Khi Tangen kể lại chuyện ấy, vị sư huynh nói: "Làm sao thế được? Không lẽ thầy đã cho phép rồi lại đổi ý. Huynh sẽ hỏi thầy." Và ông ta đi gặp sư phụ.

"Ta không hề hủy phép," Sengai bảo. "Ta chỉ muốn cho hắn một cú đập chót lên đầu, để khi trở về hắn sẽ giác ngộ và ta không còn dịp để quở trách hắn nữa."

Xem thêm:

Cú đập chót

Phật pháp ứng dụng Cú đập chót

Tangen theo học với Sengai từ khi còn bé. Khi được hai mươi tuổi, ngài muốn từ giả sư phụ để tìm học thêm ở các thiền sư khác mà đối chiếu, nhưng Sengai không cho phép. Cứ mỗi lần Tangen gợi ý liền bị Tangen đập cho một gậy lên đầu.

Sau rốt Tangen nhờ một sư huynh xin thầy hộ. Vị sư huynh liền giúp và cho Tangen biết: "Xong rồi. Huynh đã sắp xếp để đệ có thể đi tầm đạo ngay."

Tangen đến gặp Sengai để cảm tạ. Thiền sư trả lời bằng cách đập cho đệ tử một gậy khác.

Khi Tangen kể lại chuyện ấy, vị sư huynh nói: "Làm sao thế được? Không lẽ thầy đã cho phép rồi lại đổi ý. Huynh sẽ hỏi thầy." Và ông ta đi gặp sư phụ.

"Ta không hề hủy phép," Sengai bảo. "Ta chỉ muốn cho hắn một cú đập chót lên đầu, để khi trở về hắn sẽ giác ngộ và ta không còn dịp để quở trách hắn nữa."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đối thoại thiền

Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.

"Anh đi đâu đấy?" một cậu hỏi.

"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu kia trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu kia bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó:

‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu kia trả lời.

Thế là cậu bé trước ngẫn ngơ, thiu não về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.

Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau, lần thứ ba.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu kia trả lời.

Xem thêm:

Đối thoại thiền

Phật pháp ứng dụng Đối thoại thiền

Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.

"Anh đi đâu đấy?" một cậu hỏi.

"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu kia trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu kia bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó:

‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu kia trả lời.

Thế là cậu bé trước ngẫn ngơ, thiu não về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.

Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau, lần thứ ba.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu kia trả lời.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Cỏ cây giác ngộ như thế nào

Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm,học Thiền thêm bảy năm; rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.

Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí hiểm. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.

Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Ðiều này đối với tôi kỳ quặt quá."

"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"

"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.

"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.

Xem thêm:

Cỏ cây giác ngộ như thế nào ?

Phật pháp ứng dụng Cỏ cây giác ngộ như thế nào

Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm,học Thiền thêm bảy năm; rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.

Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí hiểm. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.

Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Ðiều này đối với tôi kỳ quặt quá."

"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"

"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.

"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đúng và Sai

Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẻ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.

Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.

Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. 

Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng
và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bõ đi."

Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.

Xem thêm:

Đúng và Sai

Phật pháp ứng dụng Đúng và Sai

Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẻ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.

Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.

Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. 

Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng
và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bõ đi."

Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Sự ra đi của Eshun

Khi Sư bà Eshun, tuổi đã quá 60, sắp lìa trần, bảo chư tăng chất một giàn củi lớn ngoài sân.

Ngồi ngay ngắn giửa đống củi, bà bắt đầu cho đốt lửa ở xung quanh.

"Sư bà!" một vị tăng gào lên, "có nóng lắm không?"

"Chỉ có người u mê như ngươi mới quan tâm đến chuyện cỏn con như vậy," Eshun trả lời.

Lửa bùng lên, và bà viên tịch.

Xem thêm:

Sự ra đi của Eshun

Phật pháp ứng dụng Sự ra đi của Eshun

Khi Sư bà Eshun, tuổi đã quá 60, sắp lìa trần, bảo chư tăng chất một giàn củi lớn ngoài sân.

Ngồi ngay ngắn giửa đống củi, bà bắt đầu cho đốt lửa ở xung quanh.

"Sư bà!" một vị tăng gào lên, "có nóng lắm không?"

"Chỉ có người u mê như ngươi mới quan tâm đến chuyện cỏn con như vậy," Eshun trả lời.

Lửa bùng lên, và bà viên tịch.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thật vậy sao

Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào
thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.

Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".

Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ
sinh.

Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.

Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".

Xem thêm:

Thật vậy sao ?

Phật pháp ứng dụng Thật vậy sao

Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào
thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.

Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".

Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ
sinh.

Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.

Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".

Xem thêm:
Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng Ăn nói phải thời

Ngày xưa, dân ta có truyền thuyết rằng tất cả thú vật và con người đều có thể thông hiểu ngôn ngữ của nhau.

Tâm hồn chúng sanh thanh thoát nhẹ nhàng, ham vui làm việc thiện lành tốt đẹp. Trong kho tàng truyện cổ nước ta có câu chuyện khuyên người nên “ăn nói phải thời.”

Chuyện kể lại: Một hôm đến ngày kị cơm vợ, sau khi đi chợ sắm sửa thức ăn, nấu nướng cúng kiến đã xong, chuột nhớ vợ mũi lòng muốn khóc, các con thì còn nhỏ chưa cảm biết hiểu được nỗi thương lòng của cha. 


Chuột cha lại quá nghiêm, nên chả đứa nào bạo gan dám lên tiếng chia xẻ. Bỗng chuột nhìn xuống bờ hồ thấy bác cóc đang thong dong thả bộ. Chuột bèn chạy tuột xuống gốc cau (nhà chú chuột trên ngọn cau cao), đến bờ hồ cung kính vái chào bác cóc vàng cùng tỏ lời mời bác cóc về nhà dùng chút rượu cho vui.
 

Vốn cách xa đã lâu, lòng vẫn thấy nhớ thương thế nào, nhất là chú chuột vóc dáng thân thể thấy có ốm om gầy, phờ phạc hơn dạo trước, cóc hoan hỉ nhận lời.

Khi đến gốc cau, cóc lắc đầu quầy quậy “Xin lỗi, cám ơn bác, có điều trèo cây nào phải nghề của tôi, xin để cho dịp khác.” Chuột phân trần: “Bác đừng ngại, cứ ngậm chặt đuôi tôi, khi tôi vào trong nhà, bác đã tọa vững chắc, hồi đó mới nhả đuôi tôi, chúng ta tha hồ đánh chén, khi về thì bác ngồi trên lưng tôi, ôm chặt lấy mình tôi, xuống đến gốc cau thì chúng ta giã từ.” Cóc suy ngẫm: “Âu đây cũng là chuyến du hành kỳ thú.”

Khi lên vừa đến nhà, bốn chú chuột con thấy khách, nhớ lời cha dặn, bèn kéo nhau ra cửa vòng tay cúi đầu chào bác cóc. Cóc thấy xấp nhỏ con chuột lễ phép, bèn nói lời khen tặng, nhưng mới há miệng bác đã rơi xuống gốc cau, xương sống bác đùn lại, da thịt bác lại nhô lên, máu mũi tươm ra, bác phải ngồi xổm suốt đời, không còn kho-an thai đi lại như trước đây, mỗi khi trời trở mưa, bác thấy toàn thân đau buốt, bác phải kêu khóc rên rỉ cho vơi bớt nỗi nhức nhối trong thân.

Bác Cóc thấy con bạn ngoan nên khen là đúng, nhưng chỉ vì nói chưa phải lúc mà họa tai còn đến, suýt làm mất mạng.

Cho nên giờ nào thì việc nấy, chớ bao giờ nô đùa phá phách hoặc lén lút đùa giỡn trong lớp học, trong lúc làm việc. Tai họa sẽ đến lớn hơn nhiều. 


Xem thêm:

Ăn nói phải thời


Phật pháp ứng dụng Ăn nói phải thời

Ngày xưa, dân ta có truyền thuyết rằng tất cả thú vật và con người đều có thể thông hiểu ngôn ngữ của nhau.

Tâm hồn chúng sanh thanh thoát nhẹ nhàng, ham vui làm việc thiện lành tốt đẹp. Trong kho tàng truyện cổ nước ta có câu chuyện khuyên người nên “ăn nói phải thời.”

Chuyện kể lại: Một hôm đến ngày kị cơm vợ, sau khi đi chợ sắm sửa thức ăn, nấu nướng cúng kiến đã xong, chuột nhớ vợ mũi lòng muốn khóc, các con thì còn nhỏ chưa cảm biết hiểu được nỗi thương lòng của cha. 


Chuột cha lại quá nghiêm, nên chả đứa nào bạo gan dám lên tiếng chia xẻ. Bỗng chuột nhìn xuống bờ hồ thấy bác cóc đang thong dong thả bộ. Chuột bèn chạy tuột xuống gốc cau (nhà chú chuột trên ngọn cau cao), đến bờ hồ cung kính vái chào bác cóc vàng cùng tỏ lời mời bác cóc về nhà dùng chút rượu cho vui.
 

Vốn cách xa đã lâu, lòng vẫn thấy nhớ thương thế nào, nhất là chú chuột vóc dáng thân thể thấy có ốm om gầy, phờ phạc hơn dạo trước, cóc hoan hỉ nhận lời.

Khi đến gốc cau, cóc lắc đầu quầy quậy “Xin lỗi, cám ơn bác, có điều trèo cây nào phải nghề của tôi, xin để cho dịp khác.” Chuột phân trần: “Bác đừng ngại, cứ ngậm chặt đuôi tôi, khi tôi vào trong nhà, bác đã tọa vững chắc, hồi đó mới nhả đuôi tôi, chúng ta tha hồ đánh chén, khi về thì bác ngồi trên lưng tôi, ôm chặt lấy mình tôi, xuống đến gốc cau thì chúng ta giã từ.” Cóc suy ngẫm: “Âu đây cũng là chuyến du hành kỳ thú.”

Khi lên vừa đến nhà, bốn chú chuột con thấy khách, nhớ lời cha dặn, bèn kéo nhau ra cửa vòng tay cúi đầu chào bác cóc. Cóc thấy xấp nhỏ con chuột lễ phép, bèn nói lời khen tặng, nhưng mới há miệng bác đã rơi xuống gốc cau, xương sống bác đùn lại, da thịt bác lại nhô lên, máu mũi tươm ra, bác phải ngồi xổm suốt đời, không còn kho-an thai đi lại như trước đây, mỗi khi trời trở mưa, bác thấy toàn thân đau buốt, bác phải kêu khóc rên rỉ cho vơi bớt nỗi nhức nhối trong thân.

Bác Cóc thấy con bạn ngoan nên khen là đúng, nhưng chỉ vì nói chưa phải lúc mà họa tai còn đến, suýt làm mất mạng.

Cho nên giờ nào thì việc nấy, chớ bao giờ nô đùa phá phách hoặc lén lút đùa giỡn trong lớp học, trong lúc làm việc. Tai họa sẽ đến lớn hơn nhiều. 


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Lữ khách và chiếc chăn bông

Khi mùa đông giá lạnh 

Ta và chiếc chăn bông 
Đêm đông dài hiu quạnh 
Cùng sưởi ấm cõi lòng

Chiếc chăn sẽ chẳng ấm
Nếu chỉ đứng một mình
Thân người chắc lạnh cóng
Khi đông về lặng thinh

Ta là người lữ khách 

Bạn là chiếc chăn bông 
Đường đời bao khổ lụy 
Dìu nhau qua mùa đông

Đông qua xuân lại tới 

Hạ hết thu cũng đi 
Lẽ tuần hoàn biến đổi 
Bận lòng chi thị phi?

Duyên sanh duyên sẽ diệt
Duyên hợp duyên lìa tan
Gặp nhau rồi từ biệt
Ta về cõi thênh thang…


Xem thêm:

Lữ khách và chiếc chăn bông

Phật pháp ứng dụng Lữ khách và chiếc chăn bông

Khi mùa đông giá lạnh 

Ta và chiếc chăn bông 
Đêm đông dài hiu quạnh 
Cùng sưởi ấm cõi lòng

Chiếc chăn sẽ chẳng ấm
Nếu chỉ đứng một mình
Thân người chắc lạnh cóng
Khi đông về lặng thinh

Ta là người lữ khách 

Bạn là chiếc chăn bông 
Đường đời bao khổ lụy 
Dìu nhau qua mùa đông

Đông qua xuân lại tới 

Hạ hết thu cũng đi 
Lẽ tuần hoàn biến đổi 
Bận lòng chi thị phi?

Duyên sanh duyên sẽ diệt
Duyên hợp duyên lìa tan
Gặp nhau rồi từ biệt
Ta về cõi thênh thang…


Xem thêm:
Đọc thêm..